loading...
21/12/2024
x
+
aa
-

Hướng dẫn chi tiết những công việc trước khi thành lập công ty

Trước khi thành lập công ty thì sẽ có rất nhiều thông tin cần tìm hiểu. Vậy những công việc trước khi thành lập công ty là gì? Cụ thể ra sao? Hãy theo dõi bài viết để biết thêm nhiều thông tin nhé

Các công việc cần làm trước khi thành lập công ty

Chuẩn bị kỹ càng và kê khai vốn điều lệ

Có thể đối với những bạn trẻ mới thành lập công ty sẽ chưa biết đến vốn điều lệ hay có nghe qua mà còn bỡ ngỡ. Thực chất vốn điều lệ cũng rất cần làm trước khi thành lập một công ty.

Đó là loại vốn có sự tổng hợp từ nhiều nguồn như các thành viên trong công ty, phía cổ đông cùng tạo dựng và cam kết với nhau vì sự phát triển chung của công ty.

Về kê khai vốn điều lệ nhất thiết phải thực hiện đầy đủ và tuần tự theo quy trình mà pháp luật đã quy định. Bởi nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng đến kinh tế công ty cũng như các bộ phận liên quan.

Khi đăng ký với Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ được phân chia ra hai dạng loại hình:

  • Đối với công ty của mà không có yêu cầu về vốn pháp định thì việc đăng ký, kê khai vốn điều lệ sẽ do công ty mong muốn. Ví dụ như là công ty vừa mới thành lập và kinh tế chưa dư nhiều thì có thể đăng ký tùy nhu cầu. Bởi khi không yêu cầu về vốn pháp định thì sẽ không bắt buộc đăng ký tối thiểu hay tối đa bao nhiêu.
  • Đối với công ty có yêu cầu về vấn đề vốn pháp định thì cần phải đăng ký, kê khai chuẩn. Có thể ví dụ dễ hiểu hơn như đối với ngành nghề mà bạn lập công ty có quy định mức vốn pháp định là 200.000.000 VND. Chính vì vậy mà bạn cần đăng ký trên mức tối thiểu hoặc ngang bằng mức tối thiểu thì mới được phép kinh doanh. Mức tối thiểu ở trường hợp này đó chính là 200.000.000 VND.
  • Với những yêu cầu trên, doanh nghiệp cần chú ý và thực hiện đúng chuẩn thì mới được đăng ký kinh doanh.

Tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 thì có 5 loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật. Vậy nhưng chỉ có 4 loại hình công ty phổ biến mà khách hàng thường hay lựa chọn tùy vào nhu cầu thực tế.

Dưới đây, chúng tôi chỉ ra những sự khác biệt cơ bản giữa những loại hình công ty. Từ đó giúp bạn phần nào có thể xác định rõ doanh nghiệp dự tính thành lập phù hợp với loại hình công ty nào để ra quyết định.

  • Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên: Là một loại hình công ty  mà ở đó có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Các bạn sẽ phải xác định số thành viên thực tế của mình là bao nhiêu để có thể lựa chọn loại hình. Thành viên có thể là một cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật).
  • Công ty TNHH Một Thành Viên: Đây là một loại hình công ty do 1 cá nhân/ 1 tổ chức làm chủ (có thể là thuê, mướn đại diện pháp luật). Nếu các bạn chỉ có 1 thành viên thì nên lựa chọn loại hình công ty này.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp này do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân của mình.
  • Công ty Cổ Phần: Là loại hình doanh nghiệp từ 3 cá nhân/ tổ chức trở lên (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật). Công ty cổ phần sẽ không hạn chế số lượng cổ đông.
  • Công ty Hợp danh: Loại hình cuối cùng và cũng không được lựa chọn thành lập. Bởi nó có những mặt hạn chế riêng.

Chịu trách nhiệm vô hạn hay hữu hạn là sự khác nhau cơ bản nhất về trách nhiệm pháp lý của chủ doanh nghiệp giữa các loại hình doanh nghiệp. Vì vậy nên các bạn hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để kinh doanh.

Chọn người đại diện pháp luật

Trước khi thành lập công ty, bạn cần phải biết cũng như nắm rõ được về người đại diện pháp luật cho chính công ty mình. Hoặc người đại diện theo pháp luật bên công ty đối tác.

Đây chính là những người sẽ đại diện cho doanh nghiệp để ký kết giấy tờ, ký kết hợp đồng. Cũng như làm cho hợp đồng kinh doanh có tính pháp lý và được bảo vệ trước pháp luật.

Một số điều cần biết trước khi thành lập công ty về người đại diện theo pháp luật như sau:

  • Những chức danh có thể làm người đại diện theo pháp luật là: Giám Đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  • Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bắt buộc phải thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp người đó vắng mặt tại Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền cho người khác bằng văn bản theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.
  • Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) thì cũng bắt buộc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam

Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Tiếp theo bạn phải tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh mà bạn định làm có phù hợp với ngành nghề theo quy định của pháp luật hay không.

Trong quá trình thành lập công ty thì ngành nghề kinh doanh chính là một yếu tố quan trọng không vô cùng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này. 

  • Ngành nghề không được thuộc danh mục cấm kinh doanh
  • Ngành nghề kinh doanh phải được phép hoạt động tại nơi bạn đặt trụ sở
  • Ngành nghề sản xuất phải được phép sản xuất tại nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ kinh doanh
  • Ngành nghề cũng nên khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
  • Ngành nghề kinh doanh nên phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương
  • Phải đăng ký ngành nghề vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại. Vừa dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai.

Địa chỉ đặt công ty

Để được đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần lựa chọn trụ sở đặt công ty hợp lý. Đặc biệt cần ở đây sự hợp pháp, rõ ràng và với điều kiện đã thuộc quyền sở hữu của công ty đó.

Theo Luật mới nhất hiện nay đó chính là Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cần tuân thủ những điều mà luật quy định thì sẽ không khó cho việc đăng ký kinh doanh.

Đối với những công ty đã xác định được địa chỉ rõ ràng và đáp ứng yêu cầu 43 Luật Doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đặt nơi đó làm trụ sở chính.
Đối với những công ty sử dụng các tòa chung cư từ tầng 3 trở lên sẽ không được phép đăng ký kinh doanh. Thường thì sẽ chỉ được đăng ký ở tầng 1 và

Tên công ty khi thành lập

Tên của doanh nghiệp sẽ phần nào xác định thương hiệu cho công ty. Đây là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm – dịch vụ của công ty ra thị trường. Điều này, sẽ nâng cao tỷ lệ nhận diện sản phẩm của công ty từ khách hàng.

Vây làm sao để chọn được một cái tên hay và ưng ý, không bị trùng lặp, nhầm lẫn với những công ty khác, không thuộc điều cấm của pháp luật…

Một số điều cần biết trước khi thành lập công ty về đặt tên công ty:

  • Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt và phải có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng doanh nghiệp (có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được)
  • Không đặt tên trùng tên hoặc những tên dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
  • Tên doanh nghiệp Khi dịch sang tiếng nước ngoài vẫn có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.
  • Không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị. (Trừ khi đã có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hay tổ chức đó).

Chia sẻ một số lưu ý bạn cần biết trước khi thành lập công ty

Một số lưu ý mà bạn nên nhớ khi thành lập công ty như sau:

  • Số vốn của bản thân
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Tỷ lệ vốn góp
  • Địa chỉ trụ sở
  • Đại diện pháp luật
  • Nghĩa vụ thuế

Bài viết chia sẻ về những công việc trước khi thành lập công ty đã giúp bạn biết được những thông tin quan trọng. Hãy luôn theo dõi trang để cập nhật những bài viết mới và bổ ích nhé

Other news

Địa chỉ Trung tâm bảo hành Asus tại Thành phố Hồ Chí Minh và Toàn Quốc
Có rất nhiều người sử dụng máy tính – kể cả am hiểu công nghệ và không am hiểu công nghệ đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các trung tâm bảo hành cho các thiết bị điện tử mà họ sử dụng, vì hiện nay hầu hết việc mua bán thiết bị tại các cửa hàng, phần lớn trong số đó sẽ không nhận bảo hành tại cửa hàng đã mua ( trừ những trung tâm Thương mại lớn như: Thế giới di động, Nguyễn Kim … )
Sự khác nhau giữa liên kết ngược Dofollow và Nofollow
Có hai cách khi liên kết một trang web đến một trang web khác. Cách đầu tiên là sử dụng liên kết Dofollow và cách thứ hai là sử dụng liên kết Nofollow. Mặc dù cả hai Backlink này đều đạt được cùng một mục tiêu là liên kết từ trang gốc đến trang đích, nhưng chúng mang lại những lợi ích khác nhau.
Mẹo sử dụng mạng xã hội để tăng Traffic cho website hiệu quả
Một trong những lý do chính bạn nên sử dụng mạng xã hội là để tăng lưu lượng truy cập trang web của mình. Đây không phải là điều gì đó lý thuyết nhưng nếu được sử dụng đúng cách, mạng xã hội có thể trở thành một nguồn lưu lượng truy cập lớn có thể giúp bạn thiết lập một doanh nghiệp hoặc blog trực tuyến thành công
Seo tổng thể giúp Traffic Website bạn tăng trưởng và hiệu quả đồng đều
Dịch vụ SEO tổng thể là giải pháp nâng cao hiệu quả tối ưu website tốt nhất hiện nay. Vậy SEO tổng thể là gì? Phương pháp này có thực sự hiệu quả? Chi phí cho hoạt động này ra sao? Tất cả thắc mắc trên sẽ được làm rõ trong bài viết sau
Quy định về Cơ cấu tổ chức của công ty
Nên áp dụng cơ cấu tổ chức nào khi thành lập công ty là một bài toán nan giải của người lãnh đạo. Bởi cơ cấu tổ chức của công ty đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động của công ty sau này
Top